Tính lương theo các hình thức trả lương trong Doanh nghiệp

Để làm tốt công việc tính lương theo các hình thức trả lương trong doanh nghiệp thì bạn phải nắm vững kiến thức kế toán đó để làm việc. Bài viết này xin chia sẻ tới các bạn.

Tiền lương là khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Nhưng cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu.cách tính lương hàng tháng cho nhân viên

Doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán, có thể trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng sao cho phù hợp tính chất công việc của doanh nghiệp mình.

Sau đây Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội sẽ hướng dẫn cách tính lương trong từng hình thức cụ thể:

1. Hình thức trả lương theo thời gian:

Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm việc, có thể là theo tháng, theo ngày, theo giờ.
Thực tế trong các Doanh nghiệp vẫn tồn tại 2 các tính lương như sau:

Hình thức 1:

Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / ngày công chuẩn của tháng X số ngày làm việc thực tế
Theo cách này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. Cách tính thường là Lương tháng - lương tháng / ngày công chuẩn của tháng X số ngày nghỉ không lương. Với hình thức trả lương này người lao động không hề boăn khoăn về mức thu nhập cuả mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thi họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào làm đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.
(Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như công ty quy định được nghỉ chủ nhật)

Hình thức 2:

Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / 26 X ngày công thực tế làm việc
(Doanh nghiệp tự quy định 26 hay 24 ngày)
Theo cách này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau, Vì có tháng 28, 30, 31 ngày => có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có tháng là 27 ngày. Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.
( Con số 26 kia tưởng trừng như là cố định, nhưng thực tế lại làm lương của người lao động biến động)
Ví dụ: Tháng 10/2013 có 31 ngày: 4 ngày chủ nhật, 27 ngày đi làm, công ty trả lương cho NV A 4 Triệu đồng/ tháng, A đi làm đầy đủ (tức là 27 ngày)

- Nếu tính lương theo hình thức 1:
Lương tháng = 4.000.000/27 X 27 = 4.000.000
- Nếu tính lương theo hình thức 2: Doanh nghiệp quy định ngày công chuẩn là 26 ngày:
Lương của A: 4.000.000/26 X 27 = 4.153.846

Vẫn là A, Nhưng trong tháng 2/2013, có 28 ngày, 4 ngày chủ nhật, 24 ngày đi làm, A đi làm đầy đủ.
Lương của A = 4.000.000/26 x 24 = 3.692.307
=> Vậy là trong tháng 2, A đi làm đâỳ đủ nhưng lương mức nhận được lại không đầy đủ.

Hai cách tính lương này sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau. Việc tính lương theo cách nào Doanh nghiệp sẽ thể hiện trên hợp đồng lao động hay trong quy chế lương thưởng của công ty.
Lưu ý: Luật quy định kỷ luật đi trễ về sớm bằng các hình thức như sau: khiển trách, nhắc nhở (miệng hoặc văn bản). Công ty không được dùng phương pháp trừ lương hoặc phạt về mặt vật chất của người lao động.
Xem thêm: Cách làm bảng tính lương hàng tháng trên Excel

2. Hình thức trả lương theo sản phẩm

Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đă hoàn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm.

Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm X Đơn giá sản phẩm

3. Hình thức trả lương LƯƠNG KHOÁN:

Là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao.
Lương = Mức lương khoán X Tỷ lệ % hoàn thành công việc

4. LƯƠNG /THƯỞNG THEO DOANH THU:

là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của công ty.
Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng... Hưởng lương theo doanh thu
Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:
- Lương/thưởng doanh số cá nhân
- Lương/thưởng doanh số nhóm
- Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,…

5. Kỳ hạn trả lương

- Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Ngoài mức lương cơ bản doanh nghiệp phải trả thì cần phải trả thêm lương làm thêm giờ cho người lao động.

Ketoanthuehanoi.org sẽ luôn đông hành cùng các doanh nghiệp Nhận làm báo cáo thuế uy tín và chất lượng tại Hà Nội.

Làm báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng

 Làm báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng như thế nào? Báo cáo tài chính đẹp thì chắc chắn là báo cáo phải có lãi. Vậy làm sao để có 1 báo cáo tài chính đẹp?
 Làm báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng
Có thể bạn quan tâm:

Làm báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng, bạn cần chú ý đến các chỉ tiêu phân tích tài chính phải đạt yêu cầu. Mà Ngân hàng thực chất xem xét báo cáo tài chính sạch đẹp thế nào chính là phân tích các chỉ tiêu tài chính . Các chi tiều phân tích chủ yếu của họ là:
- Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn. Tỉ số này phải > 1 mới gọi là hiệu quả ít nhất trong thời gian của báo cáo tài chính. Tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh.
- Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + TSLĐ khác + Phải thu)/nợ ngắn hạn. Tỷ số này thường > 0,5 là chấp nhận được.
- Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ vốn vay/(Tổng số nợ dài hạn – giá trị TSCDDD hình thành từ vốn vay). Hệ số này > 1 là tốt nhất. Chứng tỏ có khả năng trợ nợ dài hạn tốt hơn. Ngân hàng thích điều này.
- Hệ số nợ: Nợ phải trả/Vốn CSH. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Vì càng nợ ít càng tốt.
- Tỷ suất tự tài trợ: VCSH/tổng nguồn vốn. Càng lớn càng tốt. Càng giảm được mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
- Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/(phải thu khách hàng bình quân đầu kỳ + cuối kỳ). Chỉ tiêu này  khoảng bằng 2 là đẹp. Chỉ số này càng cao càng thu hồi nợ chậm, nhưng thu hồi nợ nhanh quá lại không tốt lắm còn yếu tố quan hệ khách hàng nữa.
- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn/Hàng tồn kho bình quân. Chỉ tiêu này đừng để cao quá hoặc thấp quá. Thấp nghĩa là hàng bán chậm, bán hàng kém hiệu quả, mà cao quá thì không có hàng dự trữ để có kế hoạch kinh doanh.
- Vòng quay VLĐ = Doanh thu/VLĐ bình quân. Cái này tùy thuộc vào đơn vị bạn, nếu là thương mại thì cần cao nhưng xây dựng thì không quá cao cũng được. Nó thể hiện khả năng thu hồi vốn.
- Sức sản xuất TSCĐ: Doanh thu/Giá trị TSCĐ
- Sức sinh lợi TSCĐ: Lơi nhuận sau thuế/giá trị TSCĐ
2 chỉ số này càng cao càng tốt. Nó cho thấy doanh thu và lợi nhận sử dụng vốn là hiệu quả.
Và trên là các chỉ tiêu các Ngân hàng họ thường phân tích và đánh giá là BCTC là đẹp hay sạch. Các chi tiêu tài chính này yêu cầu bạn phải quan tâm tới các khoản chính: khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu, doanh thu, giá vốn...

Làm báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng để giúp Doanh nghiệp bạn có đủ nguồn vốn tài chính. Tuy nhiên, ngân hàng lại xem xét rất kỹ vấn đề này, chỉ thông qua vài bước kiểm tra đã có thể quyết định xem, có nên cho doanh nghiệp bạn vay vốn hay không. Vì thế, Doanh nghiệp cần chú ý các chỉ tiêu trên trong báo cáo tài chính để doanh nghiệp dễ dàng thông qua khoản vay vốn, có lợi ích cho doanh nghiệp.
Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm: Dịch vụ kê khai thuế hàng tháng

Doanh nghiệp có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Doanh nghiệp có phải đóng kinh phí công đoàn không? Việc trích và nộp kinh phí công đoàn có phải chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có thành lập tổ chức công đoàn hay không?
Doanh nghiệp có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Có thể bạn muốn xem:

Đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn.
Căn cứ Nghị định 191/2013/NĐ-CP tại Điều 4 quy định đối tượng đóng kinh phí kinh đoàn như sau:
– Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
+ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
+ Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Do đó đối với các doanh nghiệp dù đã thành lập tổ chức công đoàn hoặc chưa thành lập tổ chức công đoàn đều phải đóng phí công đoàn cho người lao động.
Mức đóng kinh phí công đoàn.
Mức đóng kinh phí công đoàn cho người lao động được quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP như sau:
“Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Căn cứ theo quy định trên:
– Doanh nghiệp và các tổ chức phải đóng kinh phí công đoàn cho người lao động với mức đóng bằng 2% trên quỹ lương đóng bảo hiểm cho người lao động.
– Theo Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 thì mức lương đóng bảo hiểm cho người lao động là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
– Doanh nghiệp trừ 1% kinh phí công đoàn trên tổng số lương của người lao động trước khi chi trả thu nhập cho người lao động.
Nộp kinh phí công đoàn.
Căn cứ Quyết định 1395/QĐ-TLĐ tại Điều 6 quy định về phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cơ sở như sau:
– Công đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị.
– Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên.
+ Đối với công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn phải nộp lên công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở 35% tổng số thu kinh phí công đoàn và 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn.
+ Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng, được sử dụng 65% tổng số thu để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này.
+ Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở hành chính sự nghiệp và công đoàn cơ sở doanh nghiệp không được phân cấp thu kinh phí công đoàn: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn của đơn vị có trách nhiệm cấp 65% tổng số thu kinh phí công đoàn đã thu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho công đoàn cơ sở khi cấp được bù trừ với 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp công đoàn cấp trên.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:

Cách sắp xếp lưu trữ hóa đơn chứng từ kế toán

Mỗi kế toán sẽ có một cách sắp xếp lưu giữ chứng từ kế toán khác nhau, sao cho phù hợp với nội dung mục đích sử dụng của đơn vị mình.
Sau đây Côngty tư vấn quản lý Hà Nội xin được chia sẻ một vài lưu ý nhỏ cho các bạn kế về Cách sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán.
Cách sắp xếp lưu trữ hóa đơn chứng từ kế toán
Bài viết liên quan:
·        Nhữngcông việc của kế toán
·        Kinhnghiệm làm kế toán thuế
·        Tổngquan về thuế môn bài
Các chứng từ thu và chi nên để riêng, phiếu chi - thu phải đánh số thứ tự theo ngày tháng phát sinh chi phí và để trên rồi kẹp hóa đơn và các chứng từ liên quan đến chi phí ở sau. Hóa đơn được trả bằng tiền mặt thi đi kèm với phiếu chi. Nếu trả bằng tiền gửi ngân hàng thì đi kèm ủy nhiệm chi. sắp xếp theo thứ tự số phiếu chi và nên xếp theo từng tháng
Các loại chứng từ nên xếp thứ tự riêng của từng loại.
Nhưng sổ sách bạn cần ghi rõ hóa đơn nào là đi kèm với PN, PX hoặc PT, PC nào, nếu không sau này khi cần tìm lại chứng từ để biết 1 lô hàng nào đó đã đi đâu về đâu sẽ rất khổ.
Ví dụ: PT số 102 ngày 13/2/2010 ghi Nội dung: "Thu tiền bán hàng" số tiền 100 tr -> sau này muốn biết 100tr đó là bán cái gì thì mò điên luôn.
Nên ghi rõ: "Thu tiền bán hàng (ông A - HĐ 0002334)".
Đồng thời, trước khi tách hóa đơn ra khỏi PT hoặc PC bạn nên lật mặt sau tờ hóa đơn đó ghi lại số của PT hoặc PC.
Cần tách riêng HĐ, PT, PC, PN, PX và xếp theo số thứ tự của nó là để:
- Cùng loại nên chúng cùng kích cỡ, dễ xếp cho ngay ngắn.
- Đối chiếu với sổ cái tài khoản dễ dàng (vào sổ có trùng hay sót tờ nào không ...).
- Hóa đơn đầu ra, đầu vào nên xếp theo thứ tự đã khai trên tờ khai hàng tháng để sau này Thuế kiểm tra được nhanh, mà trước khi Thuế kiểm tra mình phải tự kiểm đếm lại xem có sai sót tờ nào không ...
Riêng hóa đơn đầu ra đầu vào thì nên cặp lại theo từng tháng tương ứng với tờ khai mỗi tháng; còn các loại phiếu khác thì tùy theo nhiều ít mà cặp lại theo từng tháng hay từng quý hoặc năm.
Chúc các bạn thành công!
Các bạn quan tâm có thể tham khảo các dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ của chúng tôi:
>>> Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại Hà Nội>>> Dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng>>>Dịch vụ làm báo cáo tài chính

Những điều cần tránh trong cuộc phỏng vấn

Những cuộc phỏng vấn đó làm bạn hồi hộp, lo lắng đến nỗi có thể sẽ phạm phải một số lỗi sơ đẳng nhất, dẫn đến việc bạn để tuột mất một “cơ hội trong mơ”. Vậy bạn hãy tìm hiểu xem những điều cần tránh trong cuộc phỏngvấn là gì nhé:
Những điều cần tránh trong cuộc phỏng vấn
Xem thêm:

Đón nhận cuộc phỏng vấn một cách thiếu nghiêm túc: Đừng mắc sai lầm khi cho rằng cuộc phỏng vấn chỉ là thủ tục không mấy quan trọng. Thậm chí cả khi tất cả các bước đi trước đó đều đã diễn ra tốt đẹp, bạn cũng không được phép ung dung và bắt đầu nghĩ đến việc sẽ chi tiêu khoản lương tháng đầu tiên vào việc gì. Lỗi lớn nhất mà bạn có thể mắc phải là cho rằng mọi thứ đã quá tốt đẹp cho đến tận lúc này và công việc chắc chắn ở trong tay rồi.
Trang phục không thích hợp: Vẻ bên ngoài của bạn trong lần đầu tiên gặp gỡ với nhà tuyển dụng có thể tạo ra một ấn tượng nào đó trong con mắt nhà tuyển dụng về bạn. Thậm chí cả khi bạn biết rằng công ty cho phép các nhân viên được mặc quần jeans, thì bạn cũng đừng cố tình huỷ hoại hình ảnh bản thân với những trang phục cẩu thả như vậy trong buổi phỏng vấn. Sẽ thật sai lầm nếu bạn nhất quyết lựa chọn những trang phục bắt mắt nhằm thể hiện sự sành điệu và hợp thời trang của mình. Lựa chọn tốt hơn cả là một bộ vest, hay có thể là áo sơ-mi và quần âu.
Thể hiện mình đang rất lo lắngloi-khi-phong-van: Cảm giác lo lắng của bạn khi đối diện với nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn là điều rất tự nhiên và dễ hiểu. Mặc dù vậy, bạn hoàn toàn không nên nói với người phỏng vấn về nỗi lo đó. Việc bạn cần làm trong cuộc phỏng vấn là thể hiện một phong thái tự tin và chuyên nghiệp. Bạn sẽ không giành được điểm nào nếu thừa nhận sự bồn chồn, hay đổ lỗi cho sự lo lắng đó về bất kỳ thất bại nào của bạn trong cuộc phỏng vấn. Bạn hoàn toàn không nên nói với người phỏng vấn là bạn đang rất lo lắng.
Giới thiệu bản thân một cách quá chung chung: Bạn nên ngừng sử dụng những câu kiểu như: “Tôi là người rất giỏi giải quyết vấn đề” hay “Tôi rất giỏi trong làm việc nhóm”. Nhà tuyển dụng sẽ không mấy ấn tượng và điểm mạnh của bạn dễ bị bỏ qua, bị lãng quên Khi nhà tuyển dụng đánh giá một ứng viên, họ thường nhớ lại những ví dụ và câu chuyện mà ứng viên đã sử dụng để chứng minh điểm mạnh của mình. Từ đó, họ kết luận về những ưu điểm mà các ứng viên đang có. Bởi vậy, thay vì nói những câu mang tính chất chung chung, bạn nên chỉ rõ thế mạnh, điểm yếu của mình với dẫn chứng cụ thể.
Không chứng tỏ được bạn là sự lựa chọn tốt nhất: Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về vị trí công việc mà bạn đang nộp đơn cũng rất quan trọng, bởi vì qua đó bạn có thể miêu tả kinh nghiệm, khả năng và các điểm mạnh của bạn phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng muốn biết rằng tại sao họ nên tuyển dụng bạn. Hãy giải thích cho họ.
Quá khiêm tốn và nhún nhường: Bỏ qua việc khắc họa bản thân trong cuộc phỏng vấn là một trong những sai sót không đáng có nhất mà bạn có thể mắc phải. Đây không phải là thời gian dành cho sự khiêm tốn và nhún nhường. Cuộc phỏng vấn chính là thời điểm để bạn toả sáng, vì vậy, bạn đừng ngại nói về những thành tích của bản thân ở công ty trước đây.
Nói quá nhiều: Hãy cẩn thận khi nói chuyện với nhà tuyển dụng. Cuộc phỏng vấn nên là một cuộc đối thoại hai chiều, nhưng nhiều ứng viên được phỏng vấn xem ra cố gắng che giấu sự hồi hộp bằng việc nói quá nhiều. Tốt hơn cả là bạn nên bình tĩnh ngồi xuống và lắng nghe nhà tuyển dụng, sau đó đặt ra những câu hỏi thích hợp nhất.
Tập trung quá nhiều vào tiền bạc: Đừng đề cập quá sớm đến vấn đề tiền bạc trong cuộc phỏng vấn xin việc. Việc này có thể khiến bạn “mất điểm” trong mắt phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo sự dẫn dắt của người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường bàn bạc về chủ đề này vào cuối buổi phỏng vấn.
Nói chuyện không nên nói: Cho dù bạn ghét “ông sếp” cũ đến mấy hay cảm thấy bạn được đối xử không công bằng tại công ty cũ, thì bạn cũng không nên đưa những thông tin vô bổ đó vào một cuộc phỏng vấn xin việc này. Hãy cân nhắc từng lời nói khi đề cập đến điều này. Nếu bạn bị sa thải, hãy giải thích rằng bạn mong muốn có một công việc thích hợp hơn tại một môi trường mới.
Khẳng định: “Tôi không có điểm yếu”: Câu hỏi về điểm yếu không nhằm hạ bệ, soi xét bạn mà là một phép thử để xác định tính cách và sự trung thực của bạn. Việc bạn nói mình không có điểm yếu còn ngụ ý rằng bạn đã dừng phát triển, không thể học thêm bất kỳ điều gì mới và không thể huấn luyện được. Bạn nên nêu rõ một điểm yếu và mô tả cách bạn đã học được những gì từ nó cũng như cách khắc phục.
Đưa ra những câu hỏi không thích hợp: Bản sơ yếu lý lịch của bạn có thể đã gây được ấn tượng khá tốt, nhưng nhà tuyển dụng cũng đánh giá rất cao một ứng viên đưa ra được một vài câu hỏi thông minh trong thời gian diễn ra phỏng vấn. Hãy chuẩn bị trước ít nhất ba hoặc bốn câu để hỏi nhà tuyển dụng. Qua đó nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với bạn một số thông tin khác, và xem ra việc không có sẵn các câu hỏi để hỏi có thể cho thấy bạn thiếu sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
Chê bai sếp, đồng nghiệp cũ: Có khả năng nhà tuyển dụng sẽ gợi ý để bạn kể những câu chuyển liên quan tới sếp cũ hoặc môi trường làm việc cũ/hiện tại của bạn. Khi đó, hãy cố gắng đừng “nói xấu” về bất kỳ ai, cho dù bạn có một vị sếp tồi. Cách nói như vậy là không chuyên nghiệp và nhà tuyển dụng có thể lo ngại về những gì bạn có thể nói với người khác về họ trong tương lai. Thay vào đó, hãy nghĩ cách để miêu tả về môi trường làm việc trước của bạn với những gì bạn đã học hỏi được, hay những thành tích mà bạn tự hào.
Thiếu nhiệt tình: Đây là cơ hội đầu tiên, và trong một số trường hợp còn là cơ hội duy nhất, để bạn biểu lộ mọi tính cách và khả năng của bản thân. Đừng phàn nàn rằng bạn đang bực bội, khó chịu hay mệt mỏi. Hãy tỏ ra lịch thiệp và vui vẻ. Hãy thể hiện sự nhiệt tình cho cả công việc sắp tới lẫn cuộc phỏng vấn này. Và bạn đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng vào cuối cuộc phỏng vấn.
Xin phép trả lời điện thoại : Các nhà tuyển dụng không thể thấy thoải mái khi ứng viên trả lời điện thoại hoặc tin nhắn khi đang được phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy, hãy tắt điện thoại của bạn để không bị làm phiền vào lúc này.
Quên những công việc sau phỏng vấn: Hãy gửi một lá thứ cảm ơn viết tay hay một email tới nhà tuyển dụng để tỏ lòng biết ơn họ đã dành thời gian và quan tâm tới bạn trong buổi phỏng vấn. Và để không phải ngày nào cũng gọi điện đến công ty, bạn hãy gọi điện thoại kiểm tra kết quả sau buổi phỏng vấn khoảng một tuần.

Có thể nói, phỏng vấn là giai đoạn cuối cùng trên con đường tìm việc của bạn. Nó giống như một kỳ thi vấn đáp nhưng sẽ khó khăn hơn rất nhiều, bởi ngoài kiến thức chuyên môn bạn còn cần thể hiện nhiều phẩm chất khác phù hợp với công việc và văn hoá của nhà tuyển dụng. Bạn nên chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn cũng tương tự như một kỳ thi vậy. Viết ra các ý tưởng là một cách hay để tìm câu trả lời cho những câu hỏi khó, cũng như việc ghi chép lại các ý tưởng sẽ cho phép bạn xem xét vấn đề một cách sâu sắc và khách quan hơn trong buổi phỏng vấn. Hãy trả lời những câu hỏi một cách chậm rãi và đầy đủ. Chúng sẽ từng bước tạo nên một “lộ trình” nghề nghiệp – giúp bạn có được những thuận lợi hơn trong buổi phỏng vấn.

Những sai sót cần chú ý khi làm thủ quỹ – kế toán thu – chi

Trải qua quá trình làm việc thực tế muốn các bạn học kế toán phải chú đến cẩn thận đến từng công việc kế toán, đặc biệt là khi liên quan đến tiền. Sau đây là Những sai sót cần chú ý khi làm thủ quỹ – kế toán thu – chi mà các bạn cần tránh:
Những sai sót cần chú ý khi làm thủ quỹ – kế toán thu – chi
Có thể bạn quan tâm:

1. Về chứng từ
- Các mẫu chứng từ ghi chép không đúng mẫu hoặc đúng mẫu nhưng ghi chép không đúng quy định, ghi thiếu các yếu tố trên mẫu chứng từ, thiếu chữ ký của các cá nhân có liên quan
(Mẫu phiếu thu, phiếu chi không đúng mẫu)
(Các phiếu chu, phiếu chi không được đánh số liên tục trong năm mà đánh theo tháng)
(Phiếu chi, phiếu chi thiếu định khoản kế toán,thiếu chữ ký của các cá nhân có liên quan trong đó phiếu chi quan trọng nhất là chữ ký người nhận tiền, phiếu thu quan trọng nhất là chữ ký của thủ quỹ; không ghi dòng “ Đã nhận đủ số tiền viết bằng chữ”, dòng “ Chứng từ gốc kèm theo)…
- Các chứng từ gốc kèm theo chưa đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ
- Một số khoản chi trên 100.000 đồng không có Hóa đơn tài chính
- Các khoản chi thuộc nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi..; không phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, đơn vị hạch toán vào chi phí như chi ngày 8.3, chi cho tài trợ, ủng hộ, khen thưởng cá nhân trong công ty…> Phải điều chỉnh lấy từ quỹ
- Các khoản chi lớn không có hóa đơn tài chính ..> cần thống kê để loại ra khỏi chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế như:
+ Thanh toán chi khoán tiền điện thoại chỉ có danh sách ký nhận, không có hóa đơn kèm theo..> đúng ra phải có hóa đơn tài chính, còn việc khoán chỉ là căn cứ để khống chế mức chi thôi
+ Chi phí thuê nhà của cá nhân không có hóa đơn tài chính mặc dù nó là chi phí thực tế của doanh nghiệp
+ Thanh toán chi phí qua qua thẻ Mastercard chỉ kèm sao kê của Ngân hàng, không có chứng từ gốc kèm theo
+ Thanh toán chi độc hại bằng tiền mặt, không bằng hiện vật và có chứng từ gốc kèm theo
+ Chi phí tiền nước, tiền điện thoại, hóa đơn tài chính không ghi tên, mã số thuế công ty
….
- Các chứng từ gốc kèm theo chưa đảm bảo tính logic về mặt thời gian
- Ngày trên hóa đơn trước ngày viết Tờ trình
- Ngày trên Đề nghị thanh toán sau ngày Hóa đơn tài chính
- Ngày tháng trên các hợp đồng, biên bản thanh lý, biên bản nghiệm thu không logic
- Các chứng từ gốc kèm theo chưa đảm bảo tính đầy đủ
Chi phí cho nhân viên
- Các bảng lương thiếu không có chữ ký của người nhận tiền.
- Một số khoản chi công tác phí khoán chi theo danh sách ký nhận không có diễn giảI thể hiện đI công tác lưu động trên 15 ngày/háng
- Chi ăn ca theo mức cố định tháng hoặc chi ăn ca theo số ngày/ đơn giá nhưng không có bảng chấm công lưu kèm
- Chi làm thêm giờ không có giấy báo làm thêm giờ
- Chi từ Quỹ Dự phòng mất việc làm cho đào tạo tại chức CBNV, không có tài liệu giải trình về sự thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động bị mất việc làm.
Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu
- Bảng kê thu mua hàng nông sản chưa ghi chưa đầy đủ địa chỉ, số chứng minh thư của người bán hàng
- Thanh toán chi phí xăng dầu thanh toán trên cơ sở thực chi ghi trên theo hóa đơn tài chính, không có định mức
Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi sửa chữa vật dụng hỏng không có giấy báo hỏng, chi phí sửa chữa xe không có biên bản xác nhận tình trạng kỹ thuật của tài sản trước khi đưa vào sửa chữa, không có tờ trình xin duyệt kinh phí, chỉ có hóa đơn tài chính.
- Chi sửa chữa lớn không có biên bản bàn giao đưa vào sử dụng
- Chi phí sửa chữa lớn đó ghi nhận vào tăng nguyên giá TSCĐ nhưng không có Biên bản đánh giá của bộ phận kế toán về thời gian sử dụng ước tính của tài sản sau sửa chữa là cơ sở trích khâú hao của đơn vị
- Chi đào tạo học nghiệp vụ thiếu Quyết định cử di học, Chương trình kế hoạch học tập làm việc, chỉ có đề nghị thanh toán và hóa đơn tài chính
Chi phí bằng tiền
- Chi phí cấp phát quà tết không có danh sách đính kèm
- Khoản chi hội nghị khách hàng không có danh sách khách hàng mời đính kèm
- Một số khoản chi hội thảo, hội nghị thiếu danh sách đại biểu, các khoản chi tiền bồi dưỡng cho đại biểu dự họp, hội nghị không có ký nhận của từng người mà chỉ có tờ trình xin thanh toán của bộ phận văn phòng.
- Chứng từ xin thanh toán chi phí tiếp khách không thể hiện rõ tiếp khách nào
Thanh toán công nợ
- Đơn vị thực hiện chi trả tiền hàng cho bên thứ 3 không phải là đại diện theo pháp luật của người cung cấp hàng hóa cũng như không có giấy ủy quyền của người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
- Chi tiếp khách không ghi rõ tiếp khách nàu
Việc ký kết hợp đồng còn chưa đúng theo quy định của pháp luật, chưa chặt chẽ
- Một số hợp đồng khi ký kết hợp đồng kinh tế còn căn cứ theo pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
- Hồ sơ mời thầu không yêu cầu nhà thầu cung cấp các tài liệu đã thực hiện cho gói thầu tương tự để có tiêu chí đánh giá chính xác, …
Ngoài ra trong hồ sơ thầu cũng không yêu cầu nhà thầu gửi kèm theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập hoặc quyết toán thuế của nhà thầu. Trong hồ sơ mời thầu của các gói thầu xây lắp chỉ yêu cầu là “doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế có mức tăng trưởng hoặc duy trì ở mức ổn định nhưng không nêu rõ cụ thể mức ổn định đó là như thế nào.
- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp, người ký kết hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà cung cấp này, tuy nhiên không có giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.
Thực hiện ký kết hợp đồng vượt phân cấp
- Theo Quyết định phân cấp tài chính của đơn vị đối với các đơn vị cấp dưới, có thể ký vượt cấp hoặc  giá trị hợp đồng nhỏ.
Chưa ký hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng bổ sung
- Một số hợp đồng đã hết hiệu lực thi hành hoặc các điều khoản hợp đồng không còn phù hợp nhưng các đơn vị vẫn chưa ký lại hoặc ký bổ sung phụ lục hợp đồng.
Chưa thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng
- Một số hợp đồng mua vật tư, hàng hoá trong điều khoản cam kết đã ghi rõ thời gian bên bán phải giao hàng nhưng khi thực hiện bên bán đã giao hàng chậm so với quy định. Tuy nhiên đến khi thanh toán và thanh lý hợp đồng chưa có Biên bản xác nhận nguyên nhân chậm tiến độ và chưa đề cập đến vấn đề vi phạm điều khoản tiến độ thực hiện hợp đồng.
Chưa theo dõi chặt chẽ các hợp đồng
- Một số đơn vị chưa có sổ theo dõi các hợp đồng kinh tế đã ký và tình hình thực hiện các hợp đồng này. Một số hợp đồng hết hiệu lực chưa tổ chức thanh lý theo quy định
2. Về hạch toán
- Hạch toán nội dung không đúng tài khoản đối ứng
Ví dụ: Một số khoản chi phí do bỏ sót từ những năm trước đơn vị đang hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mà không theo dõi hạch toán trên Tài khoản ” chi phí khác” theo quy định
Hạch toán khoản tiền gửi có kỳ hạn trên TK 112
Hạch toán vốn cho vay ngắn hạn Ngân hàng A trên TK 112
Hạch toán khoản vay lấy lãi trên TK 112
- Hạch toán một số nghiệp vụ không có cơ sở hoặc không kịp thời hoặc bị trùng 2 lần
- Hạch toán thu tiền và chi trả tiền chưa kịp thời
- Lập phiếu thu không phù hợp với thời điểm thực tế thu tiền ví dụ
+ Một số đơn vị lập phiếu thu và hạch toán trước khi thực thu tiền dẫn đến số dư quỹ tiền mặt trên sổ kế toán chênh lệch so với kiểm kê thực tế tại thời điểm kết thúc niên độ, nguyên nhân là do cuối tháng kế toán đã lập phiếu thu và hạch toán doanh thu đối với khoản doanh thu thực hiện trong tháng nhưng đến tháng sau các đơn vị cấp dưới mới nộp tiền về quỹ.
+ Kế toán đơn vị căn cứ vào Hóa đơn mua bán hàng của các bộ phận gửi về để hạch toán khoản thu tiền của khách hàng, do đó không phản ánh chính xác thời điểm chuyển tiền của các bộ phận
- Lập phiếu chi và hạch toán được thực hiện sau khi đã chi tiền, ví dụ như: PC ngày 29/12/2006 trả tiền cho Công ty A từ ngày 25/12/2006 với số tiền 39.380.000đ (Biên bản thanh lý ngày 25/12/2006 nêu rõ Công ty A đã nhận đủ số tiền).. hoặc xuất quỹ tiền mặt nộp Ngân hàng sau đó mới lập phiếu chi.
- Quản lý thu chi tiền mặt không chặt chẽ như việc nộp tiền mặt về quỹ không kịp thời theo quy định. Ví dụ khi thu bưu điện phí của các đơn vị đều có quy định: “Định kỳ hàng ngày, các đối tượng thuê thu có trách nhiệm đến phòng Kế toán bưu điện huyện quyết toán hoá đơn và nộp đủ số tiền đã thu từ khách hàng…”, tuy nhiên các đối tượng thuê thu không nộp tiền kịp thời về bưu điện theo từng ngày.
- Không mở sổ quỹ hoặc mở nhưng ghi chép không đúng trình tự nhập, xuất quỹ nên sổ quỹ tiền mặt của một số ngày còn có hiện tượng dư âm, hoặc khi có sự chênh lệch giữa sổ kế toán và tiền mặt kiểm kê thực tế rất khó phát hiện ra các nguyên nhân chênh lệch
- Ghi nhận thiếu trong hệ thống tài khoản kế toán của đơn vị số dư tiền gửi tại một số ngân hàng (phát hiện thông qua thủ tục đối chiếu xác nhận số dư với Ngân hàng)
- Một số đơn vị không tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt
3. Về lưu trữ chứng từ
- Một số khoản chi có nhiều nội dung và nhiều chứng từ chi đính kèm, tuy nhiên đơn vị chưa lập bảng kê chi phí điều này làm khâu kiểm soát chứng từ khó khăn
- Việc lưu trữ các chứng từ thanh toán còn chưa kịp khoa học như chứng từ công nợ lưu cùng chứng từ thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Công việc của một kế toán nhà hàng

Kế toán nhà hàng, khách sạn cần làm những gì? Công việc của một kế toán nhà hàng, khách sạn khá là vất vả và nhiều việc vì nó tổng hợp của nhiều loại hình doanh nghiệp như: Kế toán sản xuất, kế toán thương mại, kế toán dịch vụ.
Công việc của một kế toán nhà hàng, khách sạn

Xem thêm:
     ·       Côngviệc của kế toán nội bộ
·        Thủ tục đặt in hóa đơn năm 2015
·        Nhữngsai sót khi làm kế toán công nợ
Để có thể làm tốt công việc của một kế toán tổng hợp trong nhà hàng, khách sạn thì các bạn cần phải biết nhà hàng, khách sạn đó chuyên cung cấp các món ăn gì, dịch vụ? Các bạn phải:
- Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các món ăn, dịch vụ.
- Xác định được giá thành của từng món ăn, dịch vụ.
Chú ý: Bạn cần phải nắm vững những nguyên liệu tiêu hao cho một món ăn đó bao gồm những chi phí liên quan như: Nhân công, ga, điện, gia vị thực phẩm liên quan đến chế biến món ăn.v.v, để có thể tính được giá thành cho mỗi món ăn cụ thể.
- Chi phí tiền Gas các bạn phải phân bổ ra
Công việc phải làm hàng ngày:
- Thu, chi tiền dịch vụ ăn, nghỉ của khách.
- Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
- Việc quan trọng nhất của kế toán nhà hàng là đầu vào đa phần mua của hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân, chính vì thế phải lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn.
- Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn (hoặc một tờ phiếu thanh toán bàn ăn đó). Dựa vào định mức các món ăn để kế toán lên được tổng hợp thực phẩm mà mình cần dựa vào đó để cân đối thực phẩm đầu vào.
- Tính giá thành cho từng món ăn, lên giá vốn cho từng hóa đơn.
- Nhận các báo giá và theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.
- Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định.
- Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng max đã quy định.
- Báo cáo và có hướng xử lý với giám đốc về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng.
- Định kỳ kiểm tra thực phẩm, nguyên vật liệu theo số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho.
- Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho, bếp trưởng kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.
- Hạch toán khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC, chi phí dài hạn, ngắn hạn hàng tháng.
- Xây dựng bảng lương cho nhân viên (Các bạn nên xây dựng thang bảng lương theo ca vì thông thường tại nhà hàng nhân thường làm việc theo ca như vậy sẽ hợp lý và thực tế hơn)
- Kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.
Công việc cuối tháng, quý:
- Lên báo cáo nhập xuất tồn thực phẩm, nguyên vật liệu...
- Báo cáo tình hình lãi lỗ cho Quản lý.
- Kê khai thuế GTGT, TNCN...
- Kê khai tạm tính thuế TNDN tạm tính quý.
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Cuối năm lập báo cáo tài chính